Chúng ta đã quen thuộc với IQ (chỉ số thông minh) và EQ (chỉ số trí tuệ xúc cảm), nhưng vẫn còn nhiều người chưa biết đến chỉ số thứ ba cũng có vai trò quan trọng không kém trong cuộc sống của mỗi chúng ta. Đó chính là BQ, chỉ số trí tuệ thể chất, với BQ là từ viết tắt của Body Intelligence Quotient.
Cuốn sách “BQ – Trí tuệ thể chất” đi sâu vào tìm hiểu khái niệm BQ, với vai trò là yếu tố nền tảng để mỗi cá nhân phát huy được tối đa tiềm năng của mình. Rất đơn giản, nếu bạn không có sức khỏe, bạn không thể làm tốt công việc trong thời gian dài. Cuốn sách hướng dẫn cách để mỗi chúng ta có thể kiểm soát được sức khỏe thể chất cũng như sức khỏe tinh thần của bản thân trong mọi lĩnh vực nghề nghiệp. Đây chính là cơ sở để bạn gia tăng hiệu suất làm việc và đóng góp tích cực vào sự phát triển bền vững của mọi tổ chức.
Khi nghĩ một cách đơn giản về công việc hằng ngày, những người quản lý thường đặt ra những kỳ vọng như sau: Bạn mong đợi nhân viên phải luôn có mặt ở chỗ ngồi của họ trong giờ làm việc, họ phải tập trung vào những công việc có mức độ ưu tiên cao, không ngừng nâng cao hiệu quả làm việc, và hơn thế nữa, họ còn cần thể hiện tư duy linh hoạt và đưa ra được những đề xuất mới, liên tục nảy sinh những ý tưởng sáng tạo và những điều mới mẻ khác.
Trong tình huống như vậy, BQ (trí tuệ thể chất) là khả năng cốt lõi mà một nhân sự cần có đối với cơ thể mình, bởi nếu không đảm bảo được BQ, mọi hoạt động đều sẽ bị giảm sút về chất lượng.
Nhân viên không đảm bảo được BQ là một người không có thể lực sung mãn, với những dấu hiệu điển hình như: đau lưng, đau vai, đau đầu, thường xuyên ốm bệnh, mệt mỏi (các vấn đề về thể chất), cũng như hay bị mất tập trung, căng thẳng, lo âu (các vấn đề về tinh thần). Những rắc rối về sức khỏe này đang làm tiêu tốn rất nhiều chi phí ở các tổ chức, vì nhân viên lúc này không thể đóng góp hết sức mình cho doanh nghiệp. Điều đó cũng có nghĩa là, việc gia tăng BQ sẽ làm tăng năng suất lao động, đồng thời làm giảm đi những bất ổn trong quá…
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.