Kỹ thuật chiếu sáng môn học chính cho sinh viên học sinh các trường Đại học, Cao đẳng chuyên ngành Điện cũng như các ngành liên quan đến kỹ thuật. Trong kiến trúc, chúng là những thành phần phải kể đến đầu tiên sau khi hoàn thiện phần thô. Như tên gọi “Kỹ thuật chiếu sáng dân dụng và công nghiệp” là một cuốn sách trình bày về lĩnh vực tính toán thiết kế trong dân dụng và công nghiệp. Phần tính toán thiết kế chiếu sáng: Tham khảo sách “A Textbook Of Electrical Technology” của tác giả B.L. Theraja và A.K. Theraja. Đây là một giáo trình gọn gàng, súc tích về kỹ thuật điện được dạy cho sinh viên ngành kỹ thuật trong nhiều trường Đại học ở Ấn Độ, Anh, Mỹ…
Tài liệu “A Textbook Of Electrical Technology” với ấn bản đầu tiên năm 1959 và các ấn bản tiếp theo đã được in lại 1960, 61, 62, 64, 65, 66, 67, 68, 69, 70, 71, 72, 73 (Hai lần), 74, 75, 76, 77, 78, 79, 80, 81, 82, 83, 84 (Hai lần), 85, 86, 87, 88 (Hai lần), 89, 91, 93, 94, 95, 96, 97, 98 (Hai lần), 99, 2000, 2001, 2002 và đã được chỉnh sửa in lại vào năm 2003, 2004, 2005 cho thấy mức độ phổ biến của tài liệu này. Các tác giả đã tham khảo ấn bản mới nhất (in màu) và đã được sửa đổi bởi Tiến sĩ S.G. Tarnekar nguyên Giáo sư & Trưởng phòng Kỹ thuật điện Viện Công nghệ Quốc gia Visvesvaraya, Nagpur.
Tài liệu Handbook Of Lighting Design của hai tác giả RUDIGER GANSLANDT – HARALD HOFMANN đúng như tên gọi của sách , đây có thể xem như cuốn sổ tay về chiếu sáng từ việc giới thiệu các nguồn sáng có từ thời xa xưa cho đến các nguồn chiếu sáng hiện đại. Giới thiệu và định nghĩa các thuật ngữ về chiếu sáng, màu sắc trong chiếu sáng, thiết kế chiếu sáng, Các loại đèn cũng như cách bố trí đèn, các nguyên lý điều khiển đèn và nhiều chủ đề khác nữa rất hữu ích cho cả về lý thuyết cũng như thực hành chiếu sáng.
Các tác giả cũng tham khảo nhiều tài liệu giảng dạy về chiếu sáng của các giảng viên thuộc trường Đại học Công Nghiệp, Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, Đại học Bách khoa TP.HCM và nhiều nguồn tài liệu từ tủ sách STK và…
Hau Truong –
Sách rất đẹp. Xin cảm ơn nhiều!