Kể từ sau công trình nổi tiếng Race et histoire (Chủng tộc và lịch sử, Huyền Giang dịch) được Hội khoa học lịch sử Việt Nam xuất bản năm 1996, khoảng mười năm trở lại đây có thêm ba công trình của ông được dịch ra tiếng Việt. Claude Lévi-Strauss vẫn là con khủng long kỳ vĩ của ngành nhân học, dân tộc học.
Mùa xuân năm 1986, Claude Lévi-Strauss (1908-2009) tới Nhật Bản lần thứ tư, theo lời mời của quỹ Foundation Ishizaka, thuyết trình ba buổi ở Tokyo về chủ đề nhân học. Ông chọn tiêu đề chung cho ba bài giảng là L’Anthropologie face aux problèmes du monde moderne (Nhân học đối diện với những vấn đề của thế giới hiện đại), đó cũng là tên cuốn sách này.
L’Anthropologie face aux problèmes du monde moderne (xuất bản năm 2011, sau khi Claude Lévi-Strauss mất) thuộc bộ sách “La Librairie du XXIe siècle” (ra đời năm 1989) do nhà sử học Maurice Olender chủ trì, với hơn 200 đầu sách của các học giả lớn được ấn hành.
Claude Lévi-Strauss không ngừng ưu tư về các vấn đề xã hội, về mối quan hệ giữa chủng tộc, lịch sử và văn hóa – những vấn đề nền tảng trong trước tác của ông.
Trong tác phẩm này, ông tập trung bàn về: 1) Sự cáo chung của văn hóa bá quyền phương Tây; 2) Ba vấn đề lớn của thế giới đương đại: giới tính, sự phát triển kinh tế và tư duy huyền thoại; 3) Công nhận sự đa dạng văn hóa: những điều chúng ta học được từ nền văn minh Nhật Bản. Trong khi nhấn mạnh tầm quan trọng của nhân học như là một “chủ nghĩa nhân đạo dân chủ” mới, Claude Lévi-Strauss khảo vấn về “Sự cáo chung của văn hóa bá quyền phương Tây”, về mối quan hệ giữa thuyết tương đối văn hóa và phán xét đạo đức. Khi khảo sát về những vấn đề của một xã hội toàn cầu hóa, ông khảo vấn cả những thực tiễn kinh tế, các vấn đề liên quan đến thụ tinh nhân tạo, mối quan hệ giữa tư duy khoa học và tư duy huyền thoại.
Qua ba chủ đề nêu trên, Claude Lévi-Strauss thể hiện những lo lắng ưu tư của mình về những mối tương đồng của các hình thức khác nhau của sự “bùng nổ tư tưởng” và sự hình thành chủ nghĩa cực đoan…
Nhận…
Nguyễn Ngân –
Sách bao gồm 3 chương chính, là bài giảng của tác giả trong hội thảo cùng tên sách tại Nhật, vì vậy ngôn từ trong sách khá hàn lâm và cần đọc chậm và kỹ để hiểu được ý tác giả. Song song những luận điểm được nêu, tác giả cũng nêu thêm những trường hợp được nghiên cứu làm ví dụ cụ thể.
Sách có thể được dùng như tài liệu giới thiệu tổng quát về bộ môn nhân học với những người bắt đầu tìm hiểu.
SHUT THE F U C K U P TIKI –
Góp ý thẳng mặt ông bà nào đứng đầu những khâu sau:
– Sách Tiki giao thì luôn bị dơ bẩn phần ruột sách, cái này thì chắc ai cũng bị không cần phải nói rồi nhỉ?
– Đóng gói không bao giờ có chống sốc hay có bất kỳ một phương pháp bảo vệ sách nào cả! Gáy sách hoặc phần bìa sách luôn bị cấn/móp/trầy/xướt!
Ẩu tả, thiếu ý thức, vô trách nhiệm trong khâu kiểm tra chất lượng sản phẩm và đóng gói sản phẩm trước khi vận chuyển. SLOGAN MỚI CỦA TIKI HAY GÌ VẬY?
Tống Vân Anh –
Giao và đóng gói kỹ càng
Hehiahyrn đikgwvaiuybrbdikebbdurbnd
Hbsinebcuiwbbd
Đào Duy An –
Nội dung không có gì nổi trội. Chuyện cũ. Đề nghị sách như thế này đừng dịch sang tiếng Việt.
Linh Dan Phạm –
Bìa sách có tính gợi mở cao, chữ viết dễ đọc.
ND:
– Để hiểu được vấn đề cuốn sách muốn nói thì có lẽ người đọc sẽ cần sự tư duy từ A-C, tức là khi người viết nói đến vấn để A thì bạn phải tự hiểu vấn đề B để đúc kết vấn đề C( cái này thì văn bản đã nêu lên.
Tiến Nguyễn –
Giao hàng nhanh, sách giao đến đẹp và mới.
Nội dung để mỗi người trải nghiệm nhé ?
Lưu Ngọc Minh –
Cuốn sách ý nghĩa, nhiều chiều sâu.
Tran Trung Hieu –
Nghiên cứu và ứng dụng cho nhiều ngành văn hoá
huyền Phan –
Sách nhập môn nhân học
Tien nguyen thanh –
thực ra mình muốn cho 10*/5* cơ, vì Trạm quá dễ thương😊😊😊
Sái Khánh Linh –
Gửi thừa 1 q ba ơi
Nguyễn Ngọc Huy –
Một cuốn sách hay rất đáng đọc cho ai muốn tìm hiểu về khoa học xã hội, trước đây mình cũng từng mua sách xb trước 1975 tại miền nam của cùng tác giá.
Phải nói là trước 1975 tự do học thuật nên tiếp cần nhiều vấn đề tiệm cận với xu thế của thế giới rất nhanh.
Nguyễn Lâm –
Sách cũ, giấy nhăn, tạm chấp nhận do sale